Theo quy định pháp luật hiện hành (Luật BHXH năm 2014) thì người lao động đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm hai khoản: mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng).
Chết mà chưa rút bảo hiểm xã hội, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, người lo mai táng cho người lao động qua đời (đã đóng BHXH đủ 12 tháng) được hưởng một lần trợ cấp mai táng, mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó chết (hiện nay trợ cấp mai táng được tính là 23,4 triệu đồng).
Trong trường hợp người lao động qua đời khi đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên và chưa hưởng BHXH một lần, thân nhân (tối đa bốn người) của họ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng mà mỗi thân nhân được nhận bằng 50% mức lương cơ sở (hiện là 1.170.000 đồng/tháng). Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (hiện là 1.638.000 đồng/tháng).
Như vậy, anh đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên và chưa hưởng BHXH một lần, nếu anh đột ngột qua đời thì bốn người là thân nhân của anh được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc có thể lựa chọn nhận trợ cấp tuất một lần theo quy định nêu trên.
(Ảnh minh hoạ)
Lưu ý, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH năm 2024 (thay thế Luật BHXH năm 2014) và có hiệu lực ngày 1-7-2025 tới đây.
Tuy nhiên về cơ bản quy định về hưởng chế độ tử tuất vẫn không thay đổi, theo đó quyền lợi người tham gia BHXH và thân nhân ngày càng được đảm bảo, rõ ràng hơn.