Trang chủ Kiến thức Sau sáp nhập: Cán bộ bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ không được giữ chức vụ cao hơn khi sắp xếp đơn vị hành chính

Sau sáp nhập: Cán bộ bị kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ không được giữ chức vụ cao hơn khi sắp xếp đơn vị hành chính

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo Kết luận 150-KL/TW (ban hành ngày 14/4/2025), Bộ Chính trị đã đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu quan trọng để xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh và cấp xã sau khi sáp nhập và hợp nhất. Các yêu cầu cụ thể bao gồm:

Không bố trí cán bộ bị kỷ luật giữ chức vụ cao hơn

Cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền sẽ không được xem xét để giữ chức vụ cao hơn hoặc có vị trí quan trọng hơn.

Đảm bảo nguyên tắc trong công tác nhân sự

Việc phân công, chỉ định, bố trí và giới thiệu nhân sự phải bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm và đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, các tiêu chí đánh giá nhân sự cần chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, và uy tín.

Tôn trọng sự đổi mới, sáng tạo

Các nhân sự được lựa chọn cần có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, và dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung.

Quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, dân tộc thiểu số

Việc lựa chọn, bồi dưỡng và bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, và cán bộ người dân tộc thiểu số được chú trọng, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

cán bộ, cán bộ bị kỷ luật, sáp nhập

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, cán bộ bị kỷ luật sẽ không được giữ chức vụ cao hơn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính (Ảnh minh họa)

Sắp xếp nhân sự sau sáp nhập

Sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, số lượng phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND và cấp phó của các cơ quan có thể nhiều hơn quy định. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, việc phân công nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu sau sáp nhập, có thể xem xét bố trí cấp ủy viên cấp tỉnh làm bí thư đảng ủy…

Bài viết liên quan