Trong xã hội hiện đại, quan điểm “cần cù bù thông minh” dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Chúng ta được dạy rằng, chỉ cần nỗ lực hết mình, làm việc chăm chỉ, chắc chắn sẽ gặt hái được thành công và cuộc sống sung túc. Thế nhưng, thực tế phũ phàng lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Không ít người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời,” làm việc 16 tiếng mỗi ngày, mệt mỏi rã rời nhưng tài khoản ngân hàng vẫn trống rỗng. Trong khi đó, một số người lại có vẻ sống ung dung, nhàn nhã nhưng tài sản lại tăng lên nhanh chóng.
Hãy nhìn vào Warren Buffett, một tượng đài trong giới đầu tư. Ở tuổi ngoài 90, ông vẫn giữ thói quen uống Coca-Cola, ăn hamburger, đọc báo cáo tài chính và kiếm tiền đều đặn. Khối tài sản khổng lồ của ông liên tục tăng trưởng, vượt qua mọi giới hạn về thời gian và tuổi tác. Ngược lại, không ít người trẻ đang quay cuồng trong vòng xoáy công việc, làm việc cật lực từ sáng đến tối khuya nhưng thu nhập vẫn không đủ trang trải cuộc sống, chứ đừng nói đến việc làm giàu.
Lời khuyên từ Warren Buffett: Con người trở nên giàu có không dựa vào chăm chỉ mà nhờ tuân thủ 3 điều này
Vậy, sự khác biệt nằm ở đâu? Phải chăng, ngoài sự chăm chỉ, còn có những yếu tố quan trọng khác quyết định sự thành công và giàu có của một người? Sau nhiều năm nghiên cứu những nguyên tắc sống và đầu tư của Warren Buffett, chúng ta có thể rút ra một kết luận: để trở nên giàu có, chăm chỉ thôi chưa đủ. Điều quan trọng là phải kiên trì theo đuổi ba nguyên tắc cốt lõi, đó là: xây dựng “mối quan hệ đột phá”, nuôi dưỡng “tư duy tăng trưởng theo cấp số nhân”, và theo đuổi “đổi mới mang tính đột phá”.
1. Kiên trì xây dựng “mối quan hệ đột phá”: Chất lượng hơn số lượng
Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Đắc Nhân Tâm,” từng nói: “Trong giao tiếp, khiến người khác cảm thấy họ quan trọng còn quan trọng hơn là tự thấy mình quan trọng.” Câu nói này hé lộ một tư duy hoàn toàn mới về xây dựng mối quan hệ. Không phải việc kết nối với càng nhiều người càng tốt, mà quan trọng là phải biết cách xây dựng những mối quan hệ mang tính đột phá và thực sự giá trị.
Phần lớn mọi người thường lầm tưởng rằng, mở rộng mối quan hệ là tham gia càng nhiều sự kiện càng tốt, gặp ai cũng bắt tay, thêm càng nhiều số điện thoại càng hay. Tuy nhiên, những người thực sự thành công là những người biết tập trung phát triển mối quan hệ có chiều sâu, có giá trị và định hướng rõ ràng. Họ không chạy theo số lượng, mà chú trọng vào chất lượng – kết nối với những người có thể mang lại cơ hội, góc nhìn mới, hoặc cùng nhau tạo ra sự phát triển bền vững.
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Stanford đã chỉ ra rằng, 87,5% thu nhập của một người đến từ các mối quan hệ chứ không phải kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, mối quan hệ ở đây không phải là những mối quan hệ xã giao hời hợt, mà là những kết nối sâu sắc, có sự tương tác hai chiều và mang lại giá trị thực tế cho cả hai bên.
(Ảnh minh hoạ)
Elon Musk là một ví dụ điển hình. Trong giai đoạn khởi nghiệp, ông không lao vào mở rộng quan hệ một cách ồ ạt. Thay vào đó, Musk tập trung toàn lực vào lĩnh vực xe điện và công nghệ không gian, tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng. Nhờ vậy, ông đã kết nối được với những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong giới công nghệ như Peter Thiel, người sáng lập PayPal. Thiel không chỉ là bạn thân mà còn là cố vấn và nhà đầu tư quan trọng của Musk. Chính mối quan hệ này đã góp phần không nhỏ đưa tên tuổi Musk vươn tầm quốc tế.
Với những người bình thường, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này bằng cách tập trung phát triển năng lực chuyên môn để tạo ra giá trị riêng. Khi bạn giỏi một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ tự nhiên thu hút được những người có giá trị tương đương. Hãy chọn lọc tham gia các sự kiện chuyên ngành thay vì những buổi tiệc tùng vô nghĩa. Và quan trọng nhất, đừng chỉ dừng lại ở việc trao đổi danh thiếp. Hãy duy trì sự kết nối, cùng học hỏi, cùng phát triển với những người thực sự xứng đáng.
2. Kiên trì theo đuổi “tư duy tăng trưởng theo cấp số nhân”
Warren Buffett từng chia sẻ: “Mỗi ngày tiến bộ một chút, một năm sau bạn sẽ đi rất xa. Mỗi ngày thụt lùi một chút, một năm sau bạn sẽ bị bỏ lại rất xa”. Đây chính là bản chất của tư duy tăng trưởng theo cấp số nhân, một tư duy đã giúp ông tích lũy phần lớn khối tài sản khổng lồ sau tuổi 50.
Nhiều người thường nghĩ rằng: hôm nay chăm chỉ, mai nghỉ ngơi cũng chẳng sao. Nhưng kiểu nỗ lực nửa vời này giống như việc chạy bộ một ngày rồi nghỉ ba ngày, không thể nào tạo ra sự bứt phá. Trong khi đó, những người có tư duy tăng trưởng kiểu Buffett sẽ coi sự cải thiện mỗi ngày là một nguyên tắc sống, giống như những người “cuồng phát triển” không ngừng nghỉ.
(Ảnh minh hoạ)
Hãy nhìn vào câu chuyện của Michael Jordan. Hồi trung học, anh từng bị từ chối vào đội bóng rổ vì chưa đủ năng lực. Thay vì từ bỏ, Jordan kiên trì luyện tập với cường độ cao, chăm chút từng chi tiết nhỏ: từ kỹ thuật ném bóng, rê bóng đến khả năng phòng thủ. Anh còn rèn luyện cả tâm lý thi đấu và khả năng lãnh đạo. Chính tinh thần kiên định ấy đã giúp Jordan phát huy tối đa hiệu ứng cấp số nhân. Kết quả là anh đã trở thành huyền thoại bóng rổ, giành nhiều chức vô địch NBA và được cả thế giới công nhận.
Với những người bình thường, việc áp dụng tư duy tăng trưởng theo cấp số nhân không có nghĩa là phải làm việc cật lực mỗi ngày, mà là duy trì sự tiến bộ đều đặn, có định hướng. Chẳng hạn, nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng viết, hãy bắt đầu từ việc viết 500 chữ mỗi ngày, mỗi tuần học thêm một kỹ thuật viết mới. Hãy thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của mình thông qua phản hồi từ người đọc, các cuộc thi, hoặc đơn giản là đối chiếu sản phẩm của bạn theo thời gian. Quan trọng hơn cả là giữ được tinh thần tích cực, không vội nản lòng nếu có những khó khăn hay thất bại.
3. Kiên trì theo đuổi “đổi mới mang tính đột phá”
“Muốn thành công, hãy học cách đi ngược dòng, chọn con đường khác biệt”, Warren Buffett từng nói. Đây chính là nguyên lý của đổi mới mang tính đột phá, tư duy đi ngược với số đông để tìm ra những cơ hội mà người khác bỏ qua.
Rất nhiều người nhầm lẫn sáng tạo với việc chạy theo xu hướng. Khi thị trường smartphone phát triển, ai cũng lao vào sản xuất smartphone. Khi thị trường bất động sản nóng lên, ai cũng đổ tiền vào đất. Nhưng khi tất cả mọi người đều làm giống nhau, cuộc chơi sẽ trở nên khốc liệt và dễ bị bão hòa.
Ngược lại, những người có tư duy đổi mới đột phá lại chọn cách đi ngược dòng. Họ phát hiện ra những nhu cầu bị bỏ sót, tạo ra những sản phẩm giải quyết những vấn đề mà phần lớn mọi người chưa nhận ra. Họ chính là những người mở đường cho những thị trường mới, thay vì tranh giành trong cái ao cũ.
(Ảnh minh hoạ)
Apple là một minh chứng điển hình. Trong khi các hãng điện thoại đầu những năm 2000 thi nhau thêm nút bấm và chức năng, Apple lại chọn cách đơn giản hóa. Họ thiết kế iPhone với màn hình cảm ứng mượt mà, giao diện tối giản, tập trung vào trải nghiệm người dùng. Sự đi ngược lại xu hướng này đã tạo ra một cuộc cách mạng, khiến cả ngành công nghiệp phải thay đổi. Apple từ đó vươn lên trở thành công ty giá trị nhất thế giới.
Để phát triển tư duy đổi mới mang tính đột phá, bạn có thể bắt đầu bằng việc luyện tập tư duy phản biện. Hãy tập đặt câu hỏi “Tại sao lại như vậy?” và “Nếu làm ngược lại thì sao?” khi đối diện với một vấn đề quen thuộc. Bên cạnh đó, hãy chủ động tìm hiểu những nhu cầu chưa được thỏa mãn trong lĩnh vực bạn đang làm. Quan trọng nhất là phải dám thử, dám thất bại và kiên trì điều chỉnh, vì không ai có thể tạo ra những bước ngoặt lớn ngay trong lần thử đầu tiên.