Trang chủ Kiến thức Người EQ thấp vô cùng dễ nhận diện, họ thường làm 5 hành động này chốn đông người

Người EQ thấp vô cùng dễ nhận diện, họ thường làm 5 hành động này chốn đông người

bởi Admin
0 Lượt xem

EQ là trí tuệ cảm xúc là một trong những yếu tố giúp bạn “đọc vị” cảm xúc người khác, mà còn là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ, ghi điểm trong giao tiếp, và giữ hình ảnh đẹp trong mắt người đối diện. Thế nhưng, có những người cứ mãi không hiểu vì sao mình đi tới đâu cũng bị “chê thầm”, không hòa nhập nổi, hoặc thậm chí bị gắn mác… “kém sang”,…

Bởi vì họ là người EQ thấp thường có dấu hiệu dưới đây:

Ngắt lời, tranh nói

Trong một cuộc trò chuyện nhóm, người EQ thấp thường mắc lỗi “tôi là nhất” – họ hay cắt lời người khác, hoặc luôn cố gắng đưa câu chuyện về phía mình. Ví dụ: bạn đang chia sẻ về chuyến du lịch Đà Lạt thì người đó lập tức nhảy vào: “Ôi Đà Lạt bình thường thôi, hôm trước tao đi Sapa còn mê hơn!” – mà chẳng thèm để bạn nói hết câu.

EQ cao là biết lắng nghe, để người khác được tỏa sáng, không nhất thiết lúc nào cũng phải “thắng lời”. Giao tiếp không phải là cuộc thi, mà là sự kết nối. Người nói nhiều chưa chắc là người gây ấn tượng – đôi khi chính sự lắng nghe tinh tế mới tạo nên sức hút.

EQ thấp, người EQ thấp, kiến thức

Dấu hiệu nhận biết người EQ thấp (Ảnh minh họa).

Nói chuyện quá to

Người EQ thấp đi đâu cũng phải là trung tâm vũ trụ. Họ nói chuyện điện thoại cực to nơi công cộng, hay tụ tập với bạn bè mà cười đùa “bể mái” bất chấp không gian có phải là quán café yên tĩnh, thư viện, hay thậm chí là xe buýt. Họ nghĩ rằng mình đang vui vẻ, nhiệt tình – nhưng thực ra đang làm phiền người khác cực kỳ.

EQ cao là biết điều chỉnh âm lượng theo ngữ cảnh. Nơi đông người là nơi cần tinh tế – đôi khi chỉ một chút “tự ý thức” thôi đã giúp bạn trở nên lịch sự, duyên dáng hơn rất nhiều.

Bóc phốt, trêu chọc ai đó quá đà

Một kiểu “kém sang” cực kỳ phổ biến là cứ tưởng việc chọc ghẹo ai đó là vui, là thân thiết – nhưng thực chất lại làm người ta xấu hổ trước đám đông. Ví dụ: buổi tiệc lớp, bạn vừa đến là bị ai đó hét lên: “Ủa nay mặc đồ đẹp dữ? Bình thường nhìn như ở nhà vậy mà!”. Câu nói tưởng đùa nhưng lại dễ khiến người khác quê độ.

Người EQ thấp thường không phân biệt được đâu là “giỡn vui”, đâu là “đụng chạm”. Họ thiếu sự quan sát cảm xúc người khác, hoặc thậm chí cố tình gây chú ý bằng cách hạ thấp người xung quanh. Nhưng thật ra, người lịch sự và có sức hút chưa bao giờ cần phải “đạp” người khác xuống để mình nổi bật hơn.

EQ thấp, người EQ thấp, kiến thức

(Ảnh minh họa Al)

Thích can thiệp vào không gian cá nhân

Bạn đang ngồi cafe làm việc, thì có người tự nhiên lại gần hỏi: “Làm gì mà chăm chú thế?” – hoặc vô tư nhìn chằm chằm vào màn hình laptop của bạn. Hay trong lúc đứng xếp hàng, họ cứ tiến sát, gần như… dán vào lưng bạn. Những hành động tưởng nhỏ nhưng cực kỳ gây khó chịu.

Người EQ cao hiểu rằng ai cũng cần khoảng không riêng, và họ luôn giữ một “khoảng cách an toàn” trong giao tiếp. Sự tinh tế nằm ở chỗ không xâm phạm – cả về vật lý lẫn cảm xúc.

EQ thấp, người EQ thấp, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Luôn làm quá vấn đề

Chốn đông người luôn có những va chạm nhỏ: ai đó lỡ làm đổ nước, nhân viên phục vụ mang nhầm món, bạn bè nói đùa không hợp ý… Người EQ cao sẽ chọn cách xử lý nhẹ nhàng, hiểu chuyện. Còn người EQ thấp thì dễ nổi đóa, mặt nặng mày nhẹ, thậm chí cãi vã hoặc “dằn mặt” ngay tại chỗ.

Cảm xúc tiêu cực, nếu không được kiểm soát, sẽ khiến bạn trở nên khó gần và… xấu tính trong mắt người khác. Tưởng mình đang đòi công bằng, nhưng thực chất đang để cảm xúc lấn át lý trí – và điều đó chỉ làm bạn “kém sang” đi thôi.

Bài viết liên quan