Ngoài các vấn đề về hư hỏng hay lão hóa linh kiện, một nguyên nhân phổ biến khác là điều hòa bị thiếu gas (gas lạnh).
Thông thường, việc kiểm tra lượng gas cần đến thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, bài viết đã chia sẻ một mẹo nhỏ giúp người dùng có thể tự kiểm tra bằng mắt thường mà không cần thiết bị hỗ trợ.
Mẹo kiểm tra điều hòa có thiếu gas hay không
Người dùng cần ra ngoài, nơi lắp đặt dàn nóng của điều hòa (nếu có thể tiếp cận được), để quan sát hai ống đồng được bọc bằng mút đen. Hãy tập trung nhìn vào ống nhỏ hơn – nếu thấy hiện tượng đóng tuyết hoặc có sương trắng xuất hiện, thì đó là dấu hiệu cho thấy điều hòa đang thiếu gas.
Hãy kiểm tra hai đường ống dẫn gas ở dàn nóng để biết điều hòa có đang thiếu gas không (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ gió thổi ra từ dàn lạnh. Nếu độ chênh lệch nhiệt độ giữa khí vào và khí ra đạt trên 8 độ C, thì điều hòa vẫn hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu chênh lệch nhỏ, đó là dấu hiệu gas lạnh đã cạn hoặc đang yếu dần.
Thêm vào đó, có thể lắng nghe âm thanh của máy nén (compressor) từ dàn nóng. Máy nén hoạt động bình thường sẽ phát ra tiếng ồn rõ ràng và chạy theo chu kỳ ngắt nghỉ. Nếu không nghe thấy tiếng hoạt động hoặc máy nén chạy liên tục không nghỉ, thì có khả năng điều hòa đã hết gas.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa trong mùa hè
– Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý: Không nên cài đặt nhiệt độ quá thấp. Chênh lệch giữa nhiệt độ trong và ngoài phòng nên duy trì ở mức dưới 5 độ C để bảo vệ sức khỏe.
– Vệ sinh lưới lọc định kỳ: Bụi bẩn tích tụ ở lưới lọc ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh, đồng thời làm giảm tuổi thọ của máy. Nên vệ sinh mỗi 2 – 3 tháng một lần.
– Hẹn giờ bật/tắt hợp lý: Tránh để điều hòa hoạt động liên tục. Nên mở cửa thông gió vào sáng sớm hoặc buổi tối khi không khí bên ngoài mát mẻ.
– Điều chỉnh hướng gió: Tránh để luồng gió lạnh thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là người cao tuổi. Có thể dùng khăn mỏng hoặc chăn nhẹ để che chắn vùng vai, đầu gối.
– Tắt máy khi ra khỏi nhà lâu: Nếu chỉ ra ngoài trong thời gian ngắn (như lấy hàng, nhận đồ), có thể để máy tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, nếu đi lâu, cần tắt hẳn để tiết kiệm điện.
Một số mẹo giúp dùng điều hòa tiết kiệm điện hơn
– Vệ sinh thường xuyên cả dàn lạnh và dàn nóng giúp luồng không khí lưu thông tốt hơn và tránh khí thải độc hại.
– Đảm bảo dàn nóng có không gian thoáng đãng, giúp giảm độ ồn và tăng hiệu suất làm lạnh.
– Giữ nhiệt độ ổn định trong khoảng 24 – 28 độ C để tiết kiệm điện tối ưu.
– Tắt điều hòa định kỳ 30 – 60 phút sau mỗi 8 giờ sử dụng liên tục để làm mát lại hệ thống và không khí trong phòng.
– Tăng cường thông gió trong phòng, sử dụng quạt hoặc mở thêm cửa sổ.
– Dùng rèm che nắng, hạn chế ánh sáng mặt trời trực tiếp làm nóng phòng.
– Chọn mua điều hòa có nhãn năng lượng loại 1, tiết kiệm điện hiệu quả hơn.
Việc hiểu rõ cách vận hành, kiểm tra và sử dụng điều hòa đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.