Chấp hành quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông từ nay đến 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.
Có 5 trường hợp cụ thể mà người dùng có thể bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại. (Ảnh minh hoạ).
Không đăng ký thông tin cá nhân chính xác
Mọi thuê bao di động đều phải đăng ký thông tin cá nhân đầy đủ và trung thực, bao gồm họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hợp lệ, địa chỉ liên hệ… Nếu cung cấp sai, giả mạo hoặc thiếu thông tin, thuê bao sẽ bị khóa. Nếu tiếp tục không cập nhật theo yêu cầu sau thời gian bị khóa, số điện thoại đó sẽ bị thu hồi.
SIM không hoạt động trong thời gian dài
Những thuê bao không có bất kỳ hoạt động nào như gọi điện, nhắn tin, nạp tiền trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng (tùy nhà mạng) sẽ bị liệt vào diện không hoạt động. Sau khi nhận thông báo từ nhà mạng mà người dùng không phản hồi, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.
SIM dùng cho mục đích vi phạm pháp luật
Nếu thuê bao bị phát hiện dùng để lừa đảo, phát tán thông tin sai lệch hoặc vi phạm pháp luật, nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý. Song song đó, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại bị thu hồi. Người sử dụng SIM cho hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Đăng ký SIM vượt quá giới hạn quy định
Cá nhân chỉ được đăng ký tối đa 10 SIM trên một nhà mạng và không quá 18 SIM trên tất cả các nhà mạng. Doanh nghiệp chỉ được đăng ký SIM cho mục đích kinh doanh hợp lệ. Nếu vi phạm giới hạn này, SIM có thể bị khóa và số điện thoại bị thu hồi.
Thu hồi theo yêu cầu của người dùng
Người dùng có thể chủ động trả lại số điện thoại nếu không còn nhu cầu sử dụng, bị mất SIM hoặc không thể khôi phục số cũ. Trong trường hợp này, số điện thoại sẽ được nhà mạng thu hồi theo nguyện vọng cá nhân.
Khi SIM đột nhiên bị khoá, bạn nên:
(Ảnh minh hoạ)
Với SIM chưa chuẩn hóa thông tin: Khách hàng cần mang theo CCCD hoặc căn cước công dân đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, sau đó SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa. Ảnh minh hoạ
Với SIM ngừng hoạt động: Khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1800xxxx (tùy thuộc vào nhà mạng) để yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).
Lưu ý:
Số bị thu hồi: Số điện thoại bị thu hồi sẽ được tái sử dụng sau 6 tháng.
SIM trả sau: Nếu SIM trả sau bị khóa, chủ thuê bao vẫn phải thanh toán cước phí cho đến khi hủy hợp đồng.
Ngoài ra, người dùng có thể kiểm tra SIM của mình đã chính xác và đầy đủ hay chưa bằng cách soạn nội dung tin nhắn như sau:
– TTTB Sogiayto gửi 1414 (Số giấy tờ là số CCCD đã đăng ký thuê bao).
– Hoặc mang theo căn cước công dân gắn chip đến các cửa hàng hoặc điểm giao dịch chính thức của nhà mạng để được hỗ trợ chỉnh sửa thông tin.
Nếu thông tin chưa đầy đủ và chính xác, người dùng cần nhanh chóng có sử điều chỉnh. Nếu không tiện đến các cửa hàng thì một số nhà mạng hiện nay đã cung cấp tùy chọn cập nhật thông tin thuê bao trực tuyến.
Những thay đổi này là một phần trong nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm kiểm soát và quản lý tốt hơn việc sử dụng SIM di động, giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật. Người dân cần nắm vững các quy định này để tránh bị ảnh hưởng bởi việc khóa SIM hoặc thu hồi số điện thoại.