Trang chủ Kiến thức Đây là 5 kiểu người khó lọt vào mắt ai có EQ cao, bạn có trong đó không?

Đây là 5 kiểu người khó lọt vào mắt ai có EQ cao, bạn có trong đó không?

bởi Admin
0 Lượt xem

1. Người luôn xem mình là trung tâm vũ trụ

Đối với người có EQ cao, việc phải đối thoại với một người chỉ tập trung vào bản thân mình là một trải nghiệm khiến họ nhanh chóng “tụt mood”. Những cá nhân này thường chen ngang vào câu chuyện của người khác bằng những trải nghiệm của riêng mình và chiếm sóng suốt buổi trò chuyện. Người EQ cao có thể lịch sự lắng nghe một vài lần, nhưng họ sớm nhận ra đối phương không thực sự lắng nghe mà chỉ chờ đến lượt mình nói. Với họ, giao tiếp là sự chia sẻ hai chiều, không phải một kênh phát sóng một chiều từ “đài tôi”. Khi nhận thấy điều này, họ sẽ nhẹ nhàng lùi bước.

2. Người thích thao túng cảm xúc người khác

EQ cao, EQ thấp, trí thông minh cảm xúc

5 kiểu người khó lọt vào mắt ai có EQ cao (Ảnh minh hoạ)

Sự nhạy bén với cảm xúc giúp người EQ cao dễ dàng phát hiện những ai đang cố gắng điều khiển hoặc làm chủ cảm xúc của mình. Các chiêu trò như nói “Tôi cứ nghĩ bạn tốt hơn thế” để gây cảm giác tội lỗi, hay cố tình tỏ ra buồn bã, im lặng để người khác phải dò đoán và dỗ dành, đều không qua được mắt họ. Những hành vi này không khiến người EQ cao cảm thấy mình sai, mà chỉ làm họ mất hứng tương tác. Họ hiểu rằng các mối quan hệ cần được xây dựng trên sự trung thực và tôn trọng cảm xúc thật, chứ không phải những trò chơi tâm lý.

3. Người tiêu cực mãn tính

Người EQ cao phân biệt rõ ràng giữa nỗi buồn thực sự cần chia sẻ và thái độ tiêu cực đã ăn sâu. Họ có thể lắng nghe và đồng cảm ban đầu với những người liên tục than thở về thời tiết, công việc, đồng nghiệp hay cuộc đời. Tuy nhiên, nếu sau nhiều lần góp ý mà đối phương vẫn không có ý định thay đổi, người EQ cao sẽ cảm thấy mệt mỏi. Họ cũng có cảm xúc và không muốn bản thân trở thành “thùng rác cảm xúc” để người khác liên tục xả năng lượng độc hại. Họ chọn cách rút lui để giữ gìn năng lượng tích cực cho những mối quan hệ có sự tương tác qua lại.

4. Người hai mặt, trước mặt khác, sau lưng khác

EQ cao, EQ thấp, trí thông minh cảm xúc

(Ảnh minh hoạ)

Sự giả tạo là điều người EQ cao không chấp nhận. Họ hiểu rằng ai cũng có những khía cạnh chưa hoàn hảo, nhưng kiểu người trước mặt nói lời tử tế, sau lưng lại nói xấu, “bóc phốt” hay đâm chọt sẽ bị họ nhận diện. Dù không cần phải vạch mặt, chỉ qua vài lần quan sát cử chỉ, ánh mắt và cách nói chuyện, họ sẽ nhận ra. Sau đó, người EQ cao chọn cách “bơ đẹp” và rút lui một cách văn minh, bởi họ không thích thị phi và muốn tránh xa những người tạo ra drama rồi giả vờ vô can.

5. Người không biết điều, vô tâm vô tướng

Kiểu người cuối cùng khiến người EQ cao không muốn tiếp tục mối quan hệ là những người vô duyên nhưng lại tưởng mình hài hước, dễ thương. Các hành vi như nói chuyện chen ngang, không để ý đến cảm xúc người khác, hay buông những lời cà khịa không đúng lúc (ví dụ: “Dạo này béo thế?”, “Mặc đồ này hơi quê nha”) thường được họ biện minh là “tính tôi thẳng thắn”. Tuy nhiên, người EQ cao nhìn nhận đây là sự thiếu tinh tế. Họ trân trọng những ai biết quan sát, cảm thông và cư xử có tâm.

Vậy, người EQ cao tìm kiếm điều gì ở một mối quan hệ?

EQ cao, EQ thấp, trí thông minh cảm xúc

(Ảnh minh hoạ)

Câu trả lời rất đơn giản: họ tìm kiếm những người biết lắng nghe, biết tôn trọng và không ngừng cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, dù đôi khi còn vụng về. Người EQ cao không đòi hỏi sự hoàn hảo, nhưng họ ý thức được giá trị của bản thân và chọn đầu tư cảm xúc một cách khôn ngoan.

Việc giữ khoảng cách với một số kiểu người không phải là ghét bỏ, mà là cách người EQ cao tự bảo vệ mình khỏi những tổn thương hoặc sự hao tổn năng lượng không cần thiết. Trong một thế giới phức tạp, EQ cao không chỉ là lợi thế mà còn là tấm khiên vững chắc giúp họ sống tử tế, mạnh mẽ và hạnh phúc hơn. Để được những người có EQ cao quý mến, việc lắng nghe nhiều hơn, nói ít lại và cư xử có tâm là những phẩm chất quan trọng, bởi đôi khi, sự tinh tế sẽ tự động thu hút họ.

Bài viết liên quan