Nguồn gốc kho báu của Sa hoàng
Truyền thuyết này không phải là một tin đồn vô căn cứ. Kho báu 1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal được xác định là những bảo vật quý hiếm do Sa hoàng Nicholas II sưu tầm, chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của ông.
Nguyên nhân Sa hoàng quyết định nhấn chìm kho báu xuống hồ là do sự thay đổi của thời thế. Khi giai cấp vô sản do Lenin lãnh đạo nổi dậy, ngai vàng của Sa hoàng trở nên bấp bênh và tính mạng bị đe dọa, ông đã nhanh chóng tìm cách tháo chạy. Dù chạy trốn, Sa hoàng vẫn muốn mang theo những bảo vật của mình. Tuy nhiên, do kích thước và trọng lượng quá lớn, ông không thể mang theo và cũng không muốn bán rẻ cho người khác. Cuối cùng, việc phá hủy và chôn vùi chúng là lựa chọn tốt nhất mà Sa Hoàng Nicholas II nghĩ tới.
Để không ai có thể tìm thấy, Sa hoàng đã ném toàn bộ số vàng xuống hồ Baikal. Dựa trên các tài liệu liên quan, các chuyên gia ước tính tổng giá trị của kho báu này có thể lên tới 70 tỷ USD.
Những thách thức không thể vượt qua
Dù sức hấp dẫn của kho báu là rất lớn, nhưng tất cả các nỗ lực đều phải bỏ cuộc. Điều này trái ngược hẳn với việc trục vớt một phần tài sản từ tàu Titanic sau khi đắm. Lý do nằm ở chính sự khắc nghiệt của hồ Baikal.
Thứ nhất, hồ Baikal sâu không thấy đáy. Với độ sâu tối đa lên tới 1637m và độ sâu trung bình là 730m, Baikal được mệnh danh là “hồ nước sâu nhất thế giới”. Hồ có diện tích 31.500km vuông và dung tích 23,6 nghìn tỷ mét khối, tạo cảm giác không khác gì một đại dương. Với độ sâu như vậy, việc trục vớt là vô cùng nguy hiểm. Như nhiều người nhận định: “Tiền bạc đúng là rất quý, nhưng sinh mạng con người còn quý giá hơn”.
Thứ hai, vị trí của hồ Baikal vô cùng bất ổn. Hồ nằm trên điểm giao nhau của các vành đai địa chấn, nơi thường xuyên xảy ra động đất. Dữ liệu cho thấy, cứ khoảng 10 năm lại có các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ Richter và khoảng 30 năm sẽ có các trận động đất thảm khốc khoảng 9 độ Richter. Lịch sử đã ghi nhận các trận động đất lớn vào năm 1862, 1959 và đặc biệt là trận động đất mạnh 9,5 độ Richter năm 1960 đã làm thay đổi toàn bộ cấu trúc địa chất khu vực. Bên cạnh đó, bức xạ bề mặt cũng làm tăng nguy cơ đứt gãy vỏ Trái Đất. Các nhà khoa học khẳng định: “Việc tìm kiếm dưới đáy hồ Baikal rất khó khăn, có mức độ nguy hiểm rất cao, đương nhiên cần phải đầu tư thêm lực lượng từ khoa học và công nghệ”.
Thứ ba, hồ Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động vật đặc hữu từ Phân đại Đệ tam như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng Omul. Thậm chí, nhiều người có ý định tìm kho báu đã phải từ bỏ khi nghe nói ở đây đã sâu thì chớ lại còn có cả cá mập.
Rào cản pháp lý và vấn đề môi trường
Ngay cả khi có công nghệ để trục vớt, việc này cũng gần như bất khả thi.
Dưới hồ Baikal là 1600 tấn vàng của Sa Hoàng Nicholas II
Năm 1996, hồ Baikal đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, thuộc về tài sản chung của nhân loại. Về mặt địa lý, hồ nằm trên lãnh thổ của cả Cộng hòa Buryatia và Irkutsk Oblast, khiến việc xác định quyền sở hữu trở nên phức tạp.
Quan trọng hơn, hồ Baikal là một chuỗi sinh học tự nhiên hoàn chỉnh. Các chuyên gia lo ngại rằng bất kỳ tác động nào của con người cũng sẽ khiến môi trường hồ bị tổn hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật, thực vật và khoáng sản. Đây sẽ là “một tổn thất cho cả nhân loại trong hiện tại và tương lai”.
Vì vậy, dù truyền thuyết về 1.600 tấn vàng có thật hay không, với công nghệ chưa đủ phát triển và những rào cản về an toàn, pháp lý và môi trường, không ai dám bắt đầu công cuộc kiểm chứng. Bí ẩn về kho báu của Sa hoàng Nicholas II có lẽ sẽ còn mãi nằm sâu dưới làn nước lạnh giá của hồ Baikal.