Điều này có nghĩa là nếu một bé gái sinh vào buổi trưa, số phận của bé có thể sẽ không tốt, và nếu một bé trai sinh vào giữa đêm, người ta cũng tin rằng điều này sẽ có tác động xấu.
Vậy, có căn cứ khoa học nào cho tuyên bố này không? Chuyện này xảy ra thế nào?
Âm và dương là khái niệm khá phổ biển từ thời cổ đại cho đến ngày nay. 12 giờ trưa là lúc mặt trời ở vào đỉnh điểm, bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất, theo quan niệm cổ, đây là lúc “dương khí” cực thịnh trong ngày. Ngược lại với 12 giờ đêm, theo quan niệm thì đây là lúc “âm khí” cực thịnh.
Từ thời xa xưa, việc mang thai, sinh con đều rất đáng quý và mọi người ai cũng rất vui mừng vì điều đó. Nhưng có một hủ tục khiến ai cũng phải chú ý đó là việc mọi người thường rất sợ khi sinh con gái vào giữa buổi trưa và sinh con trai vào buổi đêm, theo quan niệm sẽ mang lại những điều không tốt cho cuộc sống của trẻ sau này.
Vào buổi trưa, là lúc “dương khí” cực thịnh và việc sinh con gái rất kiêng kị, bé gái rất dễ bị bắt vía, không tốt cho con, thậm chí sẽ khiến cuộc sống của bé gái sau này trở nên vất vả, khổ cực.
Vào lúc nửa đêm – thời điểm “âm khí” cực thịnh, nếu bé trai được sinh ra thì bé trai này sẽ gặp những khó khăn trong cuộc sống, thậm chí gặp nhiều bệnh tật, ốm yếu.
Thuận lợi và tốt hơn cả sẽ là sinh con trai vào buổi trưa và sinh con gái vào buổi đêm, khi đó âm dương sẽ hòa hợp, việc học tập, cuộc sống và sức khỏe sẽ được suôn sẻ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cuộc sống của mọi người đã không còn phải chịu sự chi phối của những hủ tục đó nữa. Cuộc sống, sức khỏe, vận may hay cả những bi kịch đều không thể biết trước. Ngày nay, môi trường sống, môi trường giáo dục và rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mỗi con người đã hoàn toàn khác xưa nên những quan niệm này có thể đã không còn phù hợp. Chúng ta cũng không nên mê tín, sống theo những quan niệm cũ, không có cơ sở căn cứ khoa học.