Trang chủ Kiến thức Không chia cổ tức, vì sao cổ phiếu BIDV vẫn là ‘hàng hiếm’ trên thị trường chứng khoán?

Không chia cổ tức, vì sao cổ phiếu BIDV vẫn là ‘hàng hiếm’ trên thị trường chứng khoán?

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap, bí quyết nằm ở ba yếu tố then chốt: quy mô tài sản khổng lồ, mô hình tài chính bền vững và vị thế chiến lược trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. BIDV không phải là cổ phiếu “ăn xổi” nhờ cổ tức, mà là tài sản tích lũy dài hạn, hứa hẹn tăng trưởng lợi nhuận ổn định và bền vững. Việc giữ lại lợi nhuận không làm giảm sức hút của cổ phiếu, ngược lại còn tạo nguồn lực để mở rộng quy mô, tăng cường năng lực vốn và củng cố vị thế trên thị trường.

Sức mạnh đến từ quy mô, tài chính xanh và bán lẻ tiêu dùng

Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của BIDV đạt 2,76 triệu tỷ đồng và dự kiến tăng lên 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025, tương đương mức tăng trưởng ấn tượng 13,9%. Dư nợ cho vay dự kiến đạt 2,34 triệu tỷ đồng, chiếm 13,2% thị phần tín dụng toàn ngành, cao nhất hệ thống. Với vai trò ngân hàng chủ lực của nhà nước, BIDV đóng vai trò trung tâm trong các chương trình đầu tư công, tài trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia.

BIDV, không chia cổ tức, ngân hàng, cổ phiếu BID

Không chia cổ tức, cổ phiếu BIDV vẫn vẫn được giới phân tích đánh giá cao, thậm chí được xem là “đắt xắt ra miếng”

Trong lĩnh vực bán lẻ, BIDV duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng kép 22% trong giai đoạn 2020-2024. Riêng năm 2024, tăng trưởng cho vay mua nhà vượt 20%, cho thấy nhu cầu tín dụng phục hồi mạnh mẽ. Lợi thế về quy mô, chi phí vốn thấp và mạng lưới chi nhánh rộng khắp giúp BIDV tiếp cận đa dạng khách hàng và cung cấp lãi suất cạnh tranh. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu bán lẻ chỉ dao động 1,0-1,1%, chứng tỏ khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ dù tăng trưởng nhanh.

BIDV cũng dẫn đầu về tài chính xanh, với dư nợ cho vay năng lượng tái tạo và năng lượng sạch đạt 80.000 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ. Hợp tác chiến lược với các khu công nghiệp trọng điểm mở ra dư địa tăng trưởng xanh bền vững. Trong bối cảnh ESG (môi trường, xã hội và quản trị) ngày càng được chú trọng, BIDV nổi lên như một ngân hàng tiên phong trong phát triển bền vững.

Giải mã định giá cao: Cổ tức không phải là tất cả

Vietcap sử dụng kết hợp mô hình thu nhập thặng dư và định giá theo hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) để định giá BIDV. Mô hình thu nhập thặng dư giả định ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) giai đoạn 2025-2029 dao động từ 18,5% đến 20,2%, cao hơn chi phí vốn chủ sở hữu 14,4%. Định giá theo hệ số P/B được áp dụng ở mức mục tiêu 2,4 lần, cao gấp đôi trung vị ngành.

Theo Vietcap, mức định giá cao phản ánh vai trò đặc biệt của BIDV là ngân hàng quốc doanh lớn nhất, có khả năng huy động vốn chi phí thấp, định vị thị trường tốt và khả năng tận dụng hiệu quả các chủ trương vĩ mô.

Ngay cả khi áp dụng mô hình tăng trưởng bền vững, hệ số P/B hợp lý vẫn thấp hơn nhiều so với mức mà thị trường sẵn sàng trả cho BIDV. Điều này cho thấy giá trị nội tại của BIDV vượt xa các chỉ số ngắn hạn, dựa trên kỳ vọng dài hạn và sức mạnh chiến lược.

Lợi nhuận tăng trưởng, tài sản lành mạnh, định hướng tái đầu tư rõ ràng

BIDV, không chia cổ tức, ngân hàng, cổ phiếu BID

Thu nhập lãi thuần năm 2025 dự kiến tăng 18,9% so với năm 2024. ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) duy trì ở mức 0,95% và ROE đạt 18,0%, thể hiện hiệu quả sinh lời ổn định trên nền tảng quy mô lớn. Lợi nhuận sau thuế năm 2025 ước tính tăng 14,3%, một phần nhờ kỳ vọng thu từ thu hồi nợ tăng mạnh.

Chất lượng tài sản được duy trì với tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,41% xuống 1,30%. BIDV dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn chủ sở hữu và nâng hệ số an toàn vốn. Toàn bộ lợi nhuận từ năm 2025 đến 2027 sẽ được giữ lại để tái đầu tư.

Vietcap nhận định: “Chính sách tài chính thận trọng, kết hợp với tăng trưởng dài hạn và vị thế đặc biệt trong hệ thống, là nền tảng giúp BIDV tiếp tục giữ vững mức định giá cao dù không chia cổ tức”.

BIDV không chỉ là một cổ phiếu ngân hàng, mà còn là biểu tượng của đầu tư dài hạn trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam. Sức hấp dẫn của cổ phiếu này nằm ở chiều sâu nội tại, chứ không phải ở dòng tiền cổ tức ngắn hạn.

Bài viết liên quan