Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu còn có tên gọi khác là gì?
Lòng se điếu là một loại lòng đặc biệt của con lợn, nó không giống như các loại lòng thông thường mà mọi người hay mua. Loại lòng này chỉ có ở những con lợn cái sống lâu năm và gầy yếu, khi đó lớp lòng bên trong sẽ có hình dạng giống như những chiếc ống se điếu mà người ta hay dùng để hút thuốc lào.
Người miền Bắc thường gọi là lòng se điếu, người miền Nam gọi là phèo 2 da.
Giá lòng se điếu khá đắt đỏ bởi nó rất hiếm và không phải con heo nào cũng có lòng se điếu. Như đã nói, lòng se điếu chỉ có ở những con lợn cái sống lâu năm và gầy yếu. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có 1 đoạn và không phải cứ con lợn cái nào sống lâu năm và gầy yếu thì đều có lòng se điếu.
Ngoài ra, hầu hết hiện nay đều nuôi lợn theo phương thức trang trại tập trung và đảm bảo thức ăn đầy đủ nên khó mà có lợm cái lâu năm và gầy yếu.
Tại sao lợn có lòng se điếu?
Lòng se điếu là một dạng của lòng non lợn, có màu trắng ngà, bề mặt nhẵn và trơn, có thành lòng dày và mặt bên trong tạo thành nhiều nếp gấp. Khi ăn, loại lòng này sẽ mang đến cảm giác dai giòn và ngọt khác biệt chứ không gây cảm giác ngấy như lòng non thông thường.
Lòng se điếu chính là đoạn lòng non của con lợn nhưng nó lại là một dạng đột biến. Được gọi là “Lòng se điếu” là bởi nó có hình dáng tựa như cái ống se điếu bát hút thuốc lào lâu năm bị đặc lại trong ống.
Lòng se điếu là một phần của ruột non lợn, nhưng không phải con lợn nào cũng có.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bán lòng se điếu có sử dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 7 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm mà không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật hoặc không có bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm đến 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giá trị sản phẩm vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm.
Theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.
Như vậy, nếu bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại hoặc có chất, dược chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm thì có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.