Trang chủ Kiến thức Nghiên cứu 71 năm của Đại học Harvard: 3 yếu tố không ngờ quyết định thành công của một người: Không phải tài năng hay chăm chỉ

Nghiên cứu 71 năm của Đại học Harvard: 3 yếu tố không ngờ quyết định thành công của một người: Không phải tài năng hay chăm chỉ

bởi Admin
0 Lượt xem

Ý nghĩa của sự đấu tranh không chỉ nằm ở kết quả cuối cùng mà còn ở sự kiên trì và cống hiến trong suốt quá trình theo đuổi.

Xã hội thường cho rằng bí quyết thành công là nỗ lực và đấu tranh không ngừng, và điều này đã được công nhận và lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, chăm chỉ chỉ là một phần nhỏ của thành công và không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công.

Một nghiên cứu kéo dài 71 năm của Đại học Harvard cho thấy yếu tố quyết định thành công của một người không phải là việc họ có chăm chỉ hay không mà là những điểm sau đây.

Đại học Harvard đã từng tuyển dụng 268 sinh viên đại học và 456 thanh thiếu niên từ các khu vực lao động, và ghi lại những trải nghiệm sống của họ từ độ tuổi 19 đến 90 để khám phá những yếu tố chính cho một cuộc sống thành công.

Thí nghiệm này không chỉ gây chấn động toàn nước Mỹ mà còn khiến cả thế giới kinh ngạc vì tiêu tốn hơn 20 triệu đô la Mỹ trong suốt 71 năm qua.

Các cuộc điều tra theo dõi kéo dài đã cho phép các chuyên gia đưa ra ba chìa khóa thành công.

thành công, ĐH Harvard

Sức khỏe tinh thần ổn định

Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã xây dựng “10 chỉ số của người chiến thắng trong cuộc sống”, trong đó có 1 chỉ số liên quan đến sức khỏe tinh thần cho thấy người ít bị căng thẳng tâm lý sẽ dễ thành công.

Nhắc đến khái niệm “sức khoẻ” luôn phải bao gồm 2 khía cạnh: sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, chỉ chú trọng một khía cạnh không giúp con người khoẻ mạnh. Nhiều người trẻ thường có lối sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya khiến thể chất nhanh chóng tuột dốc không phanh. Sức khỏe tinh thần cũng gặp vấn đề do những áp lực và căng thẳng tích tụ.

Câu chuyện huyền thoại thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles bỏ cuộc giữa chừng tại Olympic Tokyo 2020 từng khiến không ít người bất ngờ. Giải thích về quyết định rút lui của mình, Biles cho biết khi thi đấu cô đã rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, hoảng sợ, toàn thân run lên. “Đã đến lúc tôi cần tập trung vào sức khoẻ tinh thần của bản thân”, VĐV người Mỹ nói.

Không chỉ Biles, nhiều VĐV khác cũng gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng khiến họ không thể đạt phong độ cao nhất khi thi đấu. Theo nhà tâm lý học Toni Martos, “trí óc cũng như cơ bắp, bạn cũng cần phải rèn luyện nó”.

thành công, ĐH Harvard

Tuổi thơ hạnh phúc

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng sự giàu có tuổi trưởng thành và hạnh phúc tuổi già liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm trong tuổi thơ. Các nhà nghiên cứu trích dẫn những dữ liệu:

Những người mối quan hệ tốt với anh chị em của họ khi họ còn trẻ có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 51.000 USD so với những người không có sự kết nối với anh chị em.

Người có tuổi thơ ấm áp có mức lương trung bình cao hơn 66.000 USD so với những người không hạnh phúc khi còn nhỏ.

Người được mẹ yêu thương có mức lương trung bình cao hơn 87.000 USD so với những người không được mẹ chăm sóc.

Bên cạnh đó, nếu mối quan hệ của một người với mẹ không tốt, họ có khả năng mắc bệnh Alzheimer khi về già. Những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc của bố sẽ ít lo âu và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn hơn khi trưởng thành.

Điều này chứng minh ảnh hưởng của gia đình cũng như trải nghiệm tuổi thơ ấu của một người đến sự nghiệp sau này. Tuổi thơ tốt đẹp và môi trường phát triển thuận lợi sẽ góp phần giúp những đứa trẻ dễ dàng thành công hơn.

thành công, ĐH Harvard

Tìm thấy người bạn đời phù hợp

Một chỉ số quan trọng cho thấy sức ảnh hưởng đến thành công được chỉ ra trong nghiên cứu của Harvard chính là mối quan hệ tình cảm như tình yêu, tình bạn.

Những ghi chép của giáo sư Robert Waldinger cũng nhấn mạnh những trải nghiệm thời thơ ấu không phải là tuyệt đối. Ngay cả khi bạn trải qua đau khổ khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nếu tìm thấy “tình yêu” khi lớn lên. Waldinger nêu ví dụ về cuộc đời của nhân vật Adam Newman (tên đã được thay đổi), từng là sinh viên Harvard.

Newman sinh ra trong gia đình trung lưu, có tuổi thơ không hạnh phúc, bị bạo lực tinh thần bởi bố mẹ. Newman có trí thông minh toàn diện, thành tích học tập rất tốt nhưng sức khỏe tinh thần hay thể chất đều không tốt, có xu hướng hành động bảo thủ và ít bạn thân.

Bước ngoặt xảy ra khi Newman cưới người bạn thân thời đại học của mình. Cuộc hôn nhân hòa thuận giữa 2 người đã thay đổi anh, giúp Newman biết cách làm việc hòa hợp với đồng nghiệp và trau dồi kỹ năng lãnh đạo, có cơ hội làm việc tại NASA. Newman không ngừng điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ xã hội. Ngay cả khi con gái không ngoan, anh cũng không áp đặt lên con như cách mẹ đã dạy dỗ mình.

thành công, ĐH Harvard

Bài viết liên quan