Một trong số những bài học ý nghĩa nhất của Quỷ Cốc Tử phải kể đến cách nhận dạng người giả tạo. Họ thường khoác lên mình chiếc mặt nạ đầy thiện ý, nhưng ẩn sau đó lại là sự toan tính, lợi dụng và hai mặt. Theo thời gian, nếu không nhận ra kịp thời, bạn rất dễ bị tổn thương, đánh mất niềm tin và bị lôi kéo vào những mối quan hệ độc hại.
Một trong số những bài học ý nghĩa nhất của Quỷ Cốc Tử phải kể đến cách nhận dạng người giả tạo
Dưới đây là 4 đặc điểm điển hình nhất của người giả tạo mà bạn nên lưu ý để nhận biết và kịp thời tránh xa.
Nói một đằng, làm một nẻo
Họ có thể hứa hẹn rất hay, nói những lời đẹp đẽ đầy thiện chí, khiến bạn cảm thấy tin tưởng. Nhưng khi đến lúc hành động, họ lại luôn tìm lý do để thoái thác hoặc làm ngược lại những gì đã nói. Sự bất nhất giữa lời nói và hành động chính là dấu hiệu rõ ràng của người giả tạo.
Khi đối mặt với những người như vây, bạn đừng chỉ nghe họ nói, hãy quan sát hành động để xem liệu lời nói có đi đôi với việc làm không.
Thường xuyên nịnh nọt, tâng bốc
Họ không ngần ngại dùng những lời lẽ hoa mỹ để lấy lòng người khác, đặc biệt là những người họ cần lợi dụng. Nhưng những lời khen đó thường thiếu sự chân thành, lặp lại và có phần cường điệu.
Khi ai đó liên tục khen ngợi một cách quá mức, hãy tỉnh táo nhìn lại mối quan hệ và tự hỏi động cơ thực sự của họ là gì.
Người giả tạo không ngần ngại dùng những lời lẽ hoa mỹ để lấy lòng người họ cần lợi dụng
Giỏi che giấu, thích đóng vai
Người giả tạo rất giỏi thay đổi gương mặt theo từng hoàn cảnh. Họ có thể rất thân thiện trước mặt bạn, nhưng lại nói xấu sau lưng bạn để lấy lòng người khác. Họ thường không có lập trường rõ ràng mà chỉ sống theo cảm xúc và lợi ích cá nhân.
Cách để xác định kiểu người này là để ý xem thái độ của họ có nhất quán giữa các mối quan hệ không. Người càng thay đổi thất thường trong cách cư xử với người khác thì càng đáng ngờ.
Luôn né tránh trách nhiệm
Người giả tạo rất sợ bị trách móc hoặc phải chịu trách nhiệm. Một khi gặp rắc rối, họ sẽ nhanh chóng chối bỏ vai trò của mình và đổ lỗi cho người khác. Họ không bao giờ dám đứng ra nhận sai hay sửa chữa. Trong hợp tác hay công việc chung, người hay “đẩy lỗi” chính là kiểu người bạn nên đề phòng cao độ.
Vậy, chúng ta nên phản ứng thế nào khi gặp phải những người đạo đức giả?
Đầu tiên, hãy luôn cảnh giác. Trong giai đoạn đầu tương tác với người khác, đừng dễ dàng tin tưởng hoàn toàn người kia. Đánh giá tính cách thực sự của họ thông qua thời gian quan sát và tiếp xúc.
Thứ hai, hãy tuân thủ các nguyên tắc. Đừng để bị lung lay bởi những lời ngọt ngào của những kẻ đạo đức giả, hãy bám sát vào các giá trị và tiêu chuẩn phán đoán của riêng bạn.
Ngoài ra, hãy giảm tiếp xúc. Khi bạn đã chắc chắn rằng người kia là người đạo đức giả, hãy cố gắng giảm bớt những tương tác sâu sắc với người đó để tránh những ảnh hưởng tiêu cực.
Cuối cùng, hãy học cách nói không. Khi một người giả tạo đưa ra những yêu cầu vô lý hoặc cố lợi dụng bạn, hãy nói không và nói rõ quan điểm của bạn.
Xem thêm