Thời khắc vàng trăm năm mới có một lần trong ngày Rằm tháng 4 âm lịch – Đại lễ Phật đản 2025
Mỗi vận khí luôn kéo dài 20 năm 1924 – 1943, chúng ta đã kết thúc hoàn toàn vận 8 vận Bát Bạch 2004 – 2023. Giai đoạn 3 năm đầu tiên của vận 9 được coi là 3 năm khai vận mới cụ thể với vận 9 là 2024, 2025, 2026. Năm 2025 là năm thứ 2 của vận 9.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, Rằm tháng 4 âm lịch là chính lễ Đại lễ Phật Đản 2025. Trong ngày 15/4 âm năm 2025, giờ Tỵ là thời khắc vàng của cả vận 9.
Ngày Thiên Ân là ngày có địa chi của ngày trùng với địa chi của tháng đồng thời trùng với địa chi của năm và chỉ có 6 địa chi sau cả ngày thiên ân: Ngày mang địa chi MÃO, THÌN, TỴ, NGỌ, MÙI, THÂN và là ngày trăng tròn hoặc gần tròn 15, 16, 17 âm.
Để có thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân là thời khắc đó phải xuất hiện trong ngày Thiên Ân phải là ngày Trăng gần tròn và trăng tròn 14, 15, 16, 17, tuy nhiên do ngày 14 âm là ngày Nguyệt Kỵ nên bị loại chỉ còn ngày 15, 16, 17 âm là ngày có đủ điều kiện để trở thành ngày Thiên Ân có thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân.
Trong vận 9 này có 3 ngày Thiên Ân có thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân là:
+ Ngày 15/4/2025 âm giờ Quý Tỵ, ngày Tân Tỵ, tháng Tân Tỵ, năm Ất Tỵ
+ Ngày 16/6/2039 âm giờ Tân Mùi, ngày Kỷ Mùi, tháng Tân Mùi, năm Kỷ Mùi.
+ Ngày 17/7/2040 âm giờ Nhâm Thân, ngày Giáp Thân, tháng Giáp Thân, năm Canh Thân.
Ngày 15/4 âm năm 2025 là thời khắc vàng đặc biệt nhất của cả vận 9 (kéo dài từ 2024 đến 2043) trăm năm mới có 1 lần. Ảnh minh họa
Năm 2025 Ất Tỵ, ngày Thiên Ân đặc biệt hơn vì đây là ngày Thiên Ân Phật Đản. Phải đến năm 2049 vào vận 1 (từ năm 2044 đến 2063) mới có ngày Thiên Ân, thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân vào ngày 17/4 âm giờ Đinh Tỵ, ngày Kỷ Tỵ, năm Kỷ Tỵ. Tuy nhiên, ngày đó lại không trùng Phật Đản nên ngày 15/4 âm năm 2025 là thời khắc vàng đặc biệt nhất của cả vận 9 (kéo dài từ 2024 đến 2043) trăm năm mới có 1 lần.
Ngoài ngày Thiên Ân Phật Đản 15/4 âm có thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân, trong năm nay cũng có một thời khắc hết sức ling thiêng là ngày 27/4 có thời khắc Tứ phúc Thần Quan là giờ Tỵ – ngày Tỵ – tháng Tân Tỵ.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, vào những thời khắc đặc biệt này khá linh thiêng. Mọi người nên chuẩn bị đồ lễ cơ bản để thực hiện các nghi thức cúng tâm linh. Đồ lễ gồm mâm ngũ quả, các loại bánh như gạo nếp, ngô, khoai, đậu, lạc, đỗ vừng, xôi… Đồ mặn thông thường là gà, chả, giò…
“Tuy nhiên, nếu ngày Tứ Phúc Thiên Ân trùng vào dịp Đại lễ Phật đản kéo dài từ 10/4 – 18/4 âm, chính lễ là 15/4 âm thì mọi người đặc biệt chú ý chỉ được cúng đồ chay” – chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết.
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý khi thắp hương trong ngày Tứ Phúc Thiên Ân Phật Đản cần ăn mặc chỉnh tề, không nên mặc quần áo hở hang. Trước khi cúng cần bao sái lại ban thờ, tránh xê dịch bát hương trong quá trình bao sái.
Chọn số nén hương thắp chuẩn thắp thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân của Rằm tháng 4 âm lịch 2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong thời khắc Tứ Phúc Thiên Ân, việc lên hương cần phải chú ý đến số nén hương thắp vì không phải số nén hương nào cũng tốt. Điều này cũng giúp cho việc khẩn cầu được đắc linh ứng.
Theo đó, một nén hương còn được gọi là Bình An hương. Thắp 1 nén hương thường là thờ cúng thần linh trong nhà. Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày cho nên không phù hợp thắp 1 nén hương vào thời khắc Tứ Thần Quan và thời khắc linh thiêng Tứ Phúc Thiên Ân.
Ảnh minh họa.
Ba nén hương theo đạo Phật còn được gọi là Tam Bảo Hương còn thông thường trong dân gian gọi là Tam Tài Thiên – Nhân địa. Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương phù hợp thắp vào thời khắc linh thiêng ngày Rằm tháng 4 âm lịch Ất Tỵ. Thắp 5 nén hay dùng khi cầu cúng tiền tài cầu tài lộc.
Tùy đàn lễ nhỏ mà thỉnh mời, dân hương nhưng tại bàn thờ nhà, bàn thờ tại gia, mọi người không nên thắp 7 hay 9 nén hương. 7 nén dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, còn thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật…
Khung giờ đẹp thắp hương Rằm tháng 4 âm lịch 2025, mọi người có thể tham khảo:
+ Giờ Thìn (7 – 9 giờ)
+ Giờ Ngọ (11 – 13 giờ)
+ Giờ Mùi (13 – 15 giờ)
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.