Trang chủ Kiến thức Tôi đã để dành được cả tỷ đồng nhờ lối sống ‘keo kiệt’ này

Tôi đã để dành được cả tỷ đồng nhờ lối sống ‘keo kiệt’ này

bởi Admin
0 Lượt xem

Nếu bạn cũng đang loay hoay giữa cơm áo gạo tiền, muốn có “khoản tiền đầu tiên” của đời mình mà không đánh đổi sức khỏe hay tuổi xuân, tham khảo lời khuyên dưới đây của tôi, bạn sẽ phải thốt lên giá không biết sớm hơn:

Tôi “keo kiệt” trong chi tiêu

Tuổi đôi mươi của tôi là những ngày tháng “săn sale” liên tục, so giá từng gói mì, từng bịch giấy vệ sinh. Nhưng rồi tôi nhận ra: Cứ sống như vậy thì cả đời chỉ quanh quẩn với giá rẻ và tiết kiệm. Mắt mình chỉ nhìn thấy “giảm giá”, mà quên mất cái gì thực sự có giá trị.

Giờ đây, tôi vẫn sống tiết kiệm, nhưng có nguyên tắc: Tiêu tiền nếu đó là thứ phục vụ đúng nhu cầu thật. Trước khi mua bất cứ thứ gì, tôi nghĩ đến vòng đời sử dụng và hiệu suất đầu tư.

Ví dụ: Tôi không mua túi xách hàng hiệu hay váy áo đắt đỏ chỉ để “check-in”. Nhưng tôi sẵn sàng đầu tư vào một chiếc laptop chất lượng để làm việc nhanh hơn, hay mua sách để mở rộng tư duy. Điều này giúp tôi không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn kiếm được nhiều tiền hơn, nhờ đầu tư đúng chỗ.

tiết kiệm, lối sống tiết kiệm, kiến thu·

Những thứ nên “keo kiệt” sẽ giúp bạn tiết kiệm cả tỷ đồng (Ảnh minh họa).

Tôi “keo kiệt” trong các mối quan hệ

Một bạn trong group mạng xã hội từng chia sẻ với tôi rằng: Bạn thân mượn 35 triệu đồng, viết giấy hẹn 6 tháng trả. Đã qua 1 năm vẫn không thấy phản hồi, giờ không biết mở lời ra sao.

Tôi nói: “Cứ thẳng thắn nhắn tin đòi!”.

Nhiều người sợ mất lòng, sợ ảnh hưởng tình bạn. Nhưng thực tế là: Mượn tiền chính là phép thử lòng người. Nếu bạn đòi tiền mà họ tránh mặt, thì mối quan hệ ấy không đủ bền để giữ lại.

Nói thì luôn dễ, thực hiện mới khó làm sao. Nhưng nếu bạn không vượt qua được ranh giới của việc nói, thì bạn khó có thể đạt được bất cứ thành quả nào. Tôi chọn sống “giản dị” trong quan hệ xã hội: Không nhiệt tình vô cớ, không ai cầu gì cũng đáp, không để cảm xúc chi phối lý trí.

Thời gian tôi không tiêu tốn cho những mối quan hệ “nửa vời”, tôi để dành để làm việc, học hỏi, và yêu thương đúng người.

tiết kiệm, lối sống tiết kiệm, kiến thu·

(Ảnh minh họa)

Tôi keo kiệt với thời gian

Tháng trước, công ty tôi tổ chức buổi team building mùa xuân. Mọi người hồ hởi tham gia: Ăn uống, dã ngoại, chụp ảnh… tất cả đều miễn phí. Nhưng tôi lại xin nghỉ phép.

Có người nói: “Miễn phí mà không đi, thật lãng phí!”. Nhưng tôi nghĩ khác: Tôi tính toán giá trị mỗi giờ của mình: Khoảng 170.000 đồng/giờ. Một ngày đó nếu tôi dùng để làm việc tự do, đọc sách, chăm sóc bản thân, viết blog chia sẻ… thì giá trị tôi tạo ra còn cao hơn cả một buổi đi chơi miễn phí.

Tôi dành ngày hôm ấy để: Nghe podcast và dọn dẹp nhà cửa; đốt nến thơm, ngồi viết và đọc sách tại góc làm việc yêu thích; xem chương trình yêu thích mà lâu nay chưa có thời gian theo dõi hoặc thêm một chút ngoại ngữ.

Đương nhiên, tôi không phủ nhận những cuộc gặp gỡ tập thể luôn có giá trị nhất định, nhưng không đồng nghĩa bạn phải tham gia tất cả những buổi tụ tập ấy. Điều quan trọng là bạn biết ưu tiên và chọn lựa.

Chúng ta đều có 24 giờ như nhau, nhưng cách dùng thời gian quyết định chất lượng cuộc sống và sự nghiệp. Tôi từ chối các cuộc vui xã giao không cần thiết để dành thời gian cho bản thân và những người xứng đáng.

tiết kiệm, lối sống tiết kiệm, kiến thu·

(Ảnh minh họa)

Tôi “keo kiệt” với cảm xúc tiêu cực

Tôi từng là một đứa trẻ dễ khóc, hay bị gắn mác “yếu đuối”, “đa sầu, đa cảm”. Mỗi lần bị mắng, tôi chỉ biết rơi nước mắt. Nhưng tôi không nhận được cái ôm nào từ người lớn – thay vào đó là những lời mắng kiểu: “Mày chỉ biết khóc”.

Lớn lên, tôi làm mẹ. Tôi đọc trong một cuốn sách dạy con rằng: “Trẻ em được yêu thương đủ sẽ có nền tảng để tự tin và kiểm soát cảm xúc tốt hơn”.

Tôi bắt đầu làm hòa với cảm xúc của chính mình. Tôi học cách tự chữa lành, tự an ủi, và biết buông bỏ những suy nghĩ làm tổn thương bản thân. Dù bây giờ vẫn có những lúc thấy mình vô dụng, chán nản, không muốn làm gì – nhưng tôi không để bản thân chìm đắm mãi trong đó.

tiết kiệm, lối sống tiết kiệm, kiến thu·

(Ảnh minh họa)

Tôi biết cách “tiết kiệm cảm xúc tiêu cực”, và đầu tư năng lượng tích cực cho mục tiêu, lý tưởng sống của mình.

Giàu không phải chỉ là có nhiều tiền – mà là sống biết điều gì đáng để đầu tư. Tôi không phải thiên tài tài chính, cũng không có khởi đầu thuận lợi. Nhưng tôi luôn nỗ lực học cách nhìn xa trông rộng thay vì sống ngắn hạn, tiết kiệm mọi nguồn lực – từ thời gian, tiền bạc đến cảm xúc và các mối quan hệ và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ, đúng người.

Khi bạn sống đủ “keo kiệt” để tỉnh táo, và đủ thông minh để hiểu giá trị của từng giây phút trong đời – bạn không cần phải giàu có ngay lập tức, vì bạn đang từng bước xây dựng sự giàu có bền vững.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan