Trang chủ Kiến thức Từ năm 2025, người dân dùng thẻ BHYT cho việc này sẽ bị thu hồi thẻ, có thể bị phạt lên tới 5 triệu đồng

Từ năm 2025, người dân dùng thẻ BHYT cho việc này sẽ bị thu hồi thẻ, có thể bị phạt lên tới 5 triệu đồng

bởi Admin
0 Lượt xem

Thẻ BHYT là một loại hình bảo hiểm quan trọng, được nhà nước cung cấp nhằm hỗ trợ người dân giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh. Khi tham gia BHYT, người dân sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh và điều trị, giúp giảm áp lực tài chính trong trường hợp sức khỏe gặp vấn đề.

Hành vi khi dùng thẻ BHYT khiến bạn bị phạt nặng là gì?

Theo đó, tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định, vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt như sau:

Tiến hành phạt tiền

Đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền theo một trong 2 mức sau đây:

Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

bhyt, thu hồi thẻ bhyt

Sử dụng thẻ BHYT bởi các hành vi gian lận hoặc sử dụng sai mục đích có thể bị thu hồi thẻ và thậm chí bị phạt tiền lên đến 5 triệu đồng. (Ảnh minh hoạ)

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh hình thức phạt tiền, người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám bệnh, chữa bệnh còn bị buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Hiện hành:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh, đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt như sau:

– Phạt tiền theo một trong các mức sau đây:

Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

– Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Như vậy, từ ngày 15/11/2020, Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn hoặc mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác sẽ tăng lên mức tối đa 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; tối đa 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Đương nhiên, người vi phạm buộc phải hoản trả lại số tiền mà bảo hiểm y tế đã chi trả do không thuộc đối tượng được hưởng theo quy định.

Việc tăng mức phạt cho hành vi mượn hoặc cho mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ phần nào ngăn chặn hành vi này tái diễn trên thực tế.

Bài viết liên quan