Trang chủ Kiến thức Tương lai con cái có ‘hoá rồng hoá phượng’ hay không, đều phụ thuộc vào quyết định này của cha mẹ, hãy cẩn trọng!

Tương lai con cái có ‘hoá rồng hoá phượng’ hay không, đều phụ thuộc vào quyết định này của cha mẹ, hãy cẩn trọng!

bởi Admin
0 Lượt xem

Trong hành trình nuôi dạy con cái, yếu tố then chốt quyết định sự thành công không chỉ nằm ở phương pháp giáo dục tân tiến hay những trường lớp danh tiếng, mà còn ở khả năng duy trì sự lý trí, bình tĩnh và kiên định của cha mẹ. Đôi khi, vận mệnh tươi sáng của một đứa trẻ được định hình bởi sự quyết tâm, tầm nhìn và sự hy sinh đúng đắn của cha mẹ. Tuy nhiên, sự can thiệp quá sâu, những kỳ vọng phi thực tế, hay sự lo lắng thái quá lại có thể vô tình đẩy con cái đi chệch hướng, thậm chí hủy hoại tương lai của chúng.

Khi sự can thiệp quá sâu “bóp nghẹt” tiềm năng

Thực tế cho thấy, không ít bậc phụ huynh bị ám ảnh bởi những trường học danh tiếng, bằng mọi giá ép con phải đạt điểm cao, giành lấy những vị trí “top đầu”. Câu chuyện của một blogger nổi tiếng trên Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) là một minh chứng điển hình. Từ nhỏ, cô đã sống dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của mẹ, chỉ được phép tiến bộ trong học tập, không được phép lùi bước.

Kỳ thi năm thứ hai cấp hai, dù xếp thứ 18 trong lớp, mẹ cô vẫn chưa hài lòng. Ngay cả trong kỳ nghỉ, cô bé vẫn bị đánh thức lúc 6 giờ sáng mỗi ngày để “dùi mài kinh sử”. Dưới áp lực kinh khủng, cô giống như một cỗ máy học tập, không có thời gian cho bất cứ điều gì khác ngoài việc ăn ngủ và học. Cuối cùng, cô đỗ vào Đại học Bắc Kinh, hiện thực hóa mong muốn của mẹ.

con cái, giáo dục, hoá rồng hoá phượng

Tương lai của con cái “hoá rồng hoá phượng” hay luẩn quẩn trong vòng xoáy mệt mỏi, phần lớn phụ thuộc vào những quyết định, hành động của cha mẹ (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, bước chân vào giảng đường đại học, cô nhận ra mình hoàn toàn lạc lõng. Cô chẳng biết gì ngoài việc học, không có ước mơ, không có đam mê. Bao quanh cô là những bạn bè năng động, nhiệt huyết, đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu của riêng mình, còn cô hoàn toàn mất phương hướng. Cô sợ giao tiếp, thu mình trong lớp vỏ bảo vệ, trốn học, mất ngủ, lạm dụng rượu và cuối cùng rơi vào trầm cảm.

Câu chuyện này không phải là cá biệt. Rất nhiều bậc cha mẹ đang vô tình đẩy con mình vào một cuộc đua không hồi kết, luôn lo sợ con sẽ thua kém người khác ngay từ vạch xuất phát. Nhưng chính sự lo lắng, áp lực và mong muốn thành công nhanh chóng của cha mẹ lại tạo ra gánh nặng tâm lý cho con cái, gây ra những hậu quả tiêu cực khôn lường.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được nuôi dưỡng bởi cha mẹ có xu hướng lo lắng có nguy cơ mắc các vấn đề về cảm xúc như trầm cảm cao gấp ba lần so với những trẻ em sống trong gia đình bình thường. Hơn nữa, nhiều phụ huynh không có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng khi giáo dục con cái, mà chỉ chạy theo xu hướng, đưa ra quyết định dựa trên những lời đồn thổi. Nghe nói ngành này “hot”, ngành kia “dễ kiếm tiền”, họ liền ép con theo học, mà không hề quan tâm đến sở thích, năng lực thực sự của con.

Blogger Triệu Vũ cũng chia sẻ câu chuyện tương tự. Mẹ anh biết rằng học sinh có năng khiếu thể thao sẽ được cộng điểm khi xét tuyển vào các trường đại học hàng đầu, vì vậy bà đã ép anh theo đuổi bóng chuyền. Quá trình luyện tập gian khổ, áp lực học tập nặng nề khiến anh vô cùng mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên, dưới sự thúc ép của mẹ, anh vẫn cố gắng kiên trì. Cuối cùng, anh đỗ vào một trường đại học danh tiếng nhờ chứng chỉ vận động viên bóng chuyền hạng nhì quốc gia.

Nhưng sau khi vào đại học, anh rơi vào trạng thái hoang mang, bế tắc. Anh không hứng thú với chuyên ngành đang học, cũng không còn đam mê với bóng chuyền. Nhiều năm luyện tập chỉ vì mục đích thực dụng đã giết chết tình yêu của anh dành cho môn thể thao này. Anh chìm đắm trong sự chán nản suốt bốn năm đại học, thường xuyên trượt môn. Sau khi tốt nghiệp, vì không có kỹ năng đặc biệt, anh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Anh tuyệt vọng và tự hỏi: “Cuộc sống của mình có ý nghĩa gì?”.

con cái, giáo dục, hoá rồng hoá phượng

(Ảnh minh hoạ)

Một đứa trẻ không có ý thức về giá trị bản thân, không biết lý do mình tồn tại, rất dễ trở thành một “zombie”, một “thân trâu ngựa” chỉ biết nghe theo sự dẫn dắt của người khác mà không có chính kiến riêng.

“Cuộc sống là một vùng hoang dã, không phải là một con đường mòn”

Nhà giáo dục Rousseau từng nói: “Sử dụng thời gian không đúng mục đích còn có hại hơn là lãng phí nó”. Nếu cha mẹ dùng vũ lực để kiểm soát con cái, hoặc mù quáng lên kế hoạch cho cuộc sống của con bằng cách chạy theo đám đông, họ có thể hủy hoại cuộc đời con mình.

Ngược lại, những bậc cha mẹ không bị thế giới bên ngoài làm phiền, có đủ quyết tâm để theo đuổi ý tưởng của mình và lên kế hoạch cẩn thận cho tương lai của con cái mới có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng. Để duy trì sự tập trung và đưa ra những quyết định sáng suốt, cha mẹ cần rèn luyện ba nguyên tắc sau:

Mức độ đầu tiên: Bạn có đủ can đảm để chống lại “hiệu ứng sân khấu” không?

Trong xã hội học, “hiệu ứng sân khấu” mô tả tình huống khán giả ở hàng ghế đầu đứng dậy để nhìn rõ hơn, buộc khán giả ở hàng ghế sau cũng phải đứng lên theo. Nhiều phụ huynh cũng hành xử tương tự. Họ không thể không theo dõi xu hướng học tập của những đứa trẻ khác, bắt chước những bậc cha mẹ khác chi tiền cho con mình, khiến con cái bị cuốn vào vòng xoáy của “hiệu ứng sân khấu” và ngày càng kiệt sức.

Những bậc cha mẹ thực sự lý trí sẽ có đủ can đảm để chống lại “hiệu ứng sân khấu”. Câu chuyện về cô bé 11 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) là một ví dụ. Tuy còn nhỏ, em đã có thể làm được hàng chục loại bánh ngọt, và kiếm được vài triệu đồng mỗi ngày nhờ việc bán hàng vào những ngày lễ. Mẹ cô bé, nhận thấy niềm đam mê của con, đã hết lòng ủng hộ, mua cho con nhiều sách dạy nấu ăn và dụng cụ làm bánh. Bà mẹ này chia sẻ: “Cuộc sống là một vùng hoang dã, không phải là một con đường mòn. Mọi người nên sống cuộc sống của mình theo cách họ thích. Chỉ cần con đam mê và phát triển nó thành sự nghiệp bền bỉ, con sẽ hạnh phúc và vui vẻ”.

con cái, giáo dục, hoá rồng hoá phượng

(Ảnh minh hoạ)

Sự tỉnh táo và khôn ngoan của người mẹ này đáng được ngưỡng mộ. Mức độ quyết tâm đầu tiên của cha mẹ chính là khả năng giữ vững sự tỉnh táo, không bị choáng ngợp bởi sự lo lắng trên con đường giáo dục con cái.

Mức độ thứ hai: Bạn có tôn trọng sự lựa chọn của con mình không?

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, vai trò của cha mẹ nên là hướng dẫn, đồng hành thay vì kiểm soát. Chúng ta luôn muốn con tránh được những sai lầm mà chúng ta đã mắc phải, nhưng lại quên rằng mỗi sai lầm đều mang đến những bài học quý giá. Trong thời đại ngày nay, điều quan trọng nhất mà cha mẹ nên dạy con là lắng nghe tiếng nói bên trong mình, đưa ra quyết định dựa trên đam mê và sở thích thực sự.

Việc cha mẹ giỏi một lĩnh vực nào đó không đồng nghĩa với việc con cái cũng phải đi theo con đường đó. Hãy để con tự lựa chọn con đường mình muốn, theo đuổi đam mê của mình. Khi con học cách hiểu bản thân, cha mẹ cũng cần học cách lắng nghe và tôn trọng con, thay vì áp đặt và kiểm soát.

Mức độ thứ ba: Bạn có thể giữ được lý trí và thực sự “ủng hộ” con mình hay không?

Cách giáo dục tốt nhất không phải là chạy theo xu hướng một cách mù quáng, hay buông thả hoàn toàn, mà là “tùy chỉnh” theo tính cách của từng đứa trẻ. Trẻ năng động, hoạt bát có thể phù hợp với các môn thể thao. Cha mẹ có thể cho con trải nghiệm nhiều môn khác nhau. Nếu con thích vẽ, hãy mua cho con những chiếc cọ tốt nhất để con phát huy hết tài năng.

Một người mẹ có bằng thạc sĩ từ trường đại học danh tiếng, và chồng là tiến sĩ Đại học Bắc Kinh, đã định cư tại Bắc Kinh với hy vọng mang đến cho con môi trường học tập tốt nhất. Tuy nhiên, con trai họ lại học rất kém. Dù đã mua nhà đắt tiền trong khu vực trường học để con được học trường danh tiếng, điểm số của cậu bé vẫn luôn ở cuối lớp. Nhưng người mẹ nhận ra con trai có khả năng thực hành và kỹ năng hội họa tốt, đồng thời thích học lịch sử.

con cái, giáo dục, hoá rồng hoá phượng

(Ảnh minh hoạ)

Trong kỳ thi tuyển sinh cấp ba, người mẹ đã đưa ra quyết định sáng suốt: cho con vào học trường trung cấp nghề, chuyên ngành trùng tu di tích văn hóa. Vài năm sau, cậu bé trở thành một chuyên gia phục chế di tích văn hóa có tiếng, với mức thu nhập ổn định, trong khi bạn bè cùng trang lứa vẫn đang loay hoay tìm việc.

Sự hiểu biết và quyết định sáng suốt của người mẹ này thật đáng ngưỡng mộ, nhưng không phải ai cũng có được. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải nỗ lực, suy nghĩ thấu đáo và tôn trọng con cái. Thách thức lớn nhất đối với cha mẹ không phải là làm sao để con có điểm số cao, mà là cung cấp cho con sự hướng dẫn rõ ràng, giúp con phát triển trên sân khấu phù hợp nhất với mình.

Tôi từng nghe một câu nói: “Nền giáo dục tốt phải giống như hệ sinh thái đất ngập nước – cho phép cỏ dại phát triển và chịu đựng những gợn nước đọng, để cuối cùng đạt được phép màu cộng sinh của vạn vật”.

Là cha mẹ, chúng ta phải liên tục rèn luyện sự tập trung, không so sánh, không can thiệp và không đặt ra giới hạn. Dù ở trong môi trường phức tạp nào, chỉ bằng cách giữ mình tỉnh táo, không chạy theo đám đông, chúng ta mới có thể thực sự nuôi dưỡng con cái và mang đến cho chúng một cánh đồng cỏ để phát triển tự do.

Bài viết liên quan