Tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới năm ngoái, tỷ phú Jack Ma đã đưa ra cảnh báo: “50% nghề nghiệp ngày nay sẽ biến mất trong tương lai”. Ông cho rằng trước đây con người phải làm việc như những cỗ máy, nhưng trong 20–30 năm tới, chúng ta sẽ dùng máy móc để thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia hàng đầu đồng tình.
Theo dự báo của McKinsey, một công ty tư vấn toàn cầu đến năm 2030 sẽ có khoảng 800 triệu người mất việc vì trí tuệ nhân tạo. Thậm chí, Ngân hàng Thế giới cho rằng con số này có thể vượt 77% lực lượng lao động toàn cầu.
Vì sao trí tuệ nhân tạo lại mạnh mẽ đến vậy?
AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo) thực chất đã được hình thành từ năm 1956, nhưng chỉ thực sự bùng nổ trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của internet, dữ liệu lớn, điện toán đám mây… Các lĩnh vực nghiên cứu AI bao gồm: nhận dạng giọng nói, hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, hệ thống chuyên gia và robot. Mục tiêu cuối cùng là khiến máy móc ngày càng thông minh và có thể tư duy gần giống con người.
Dễ thấy, làn sóng máy móc thay người đã bắt đầu: Foxconn đưa vào vận hành 40.000 robot và cắt giảm 60.000 lao động; các giao dịch viên phố Wall dần bị thay thế; bảo vệ bị thay bởi camera và robot; tài xế đối mặt nguy cơ bị loại bỏ bởi xe tự lái…
(Ảnh minh họa)
Các công việc dễ bị AI thay thế gồm: công nhân dây chuyền, nhân viên thu phí, bảo vệ, tài xế, nhân viên giao hàng, tổng đài viên, lao công… Đây đều là những công việc mang tính lặp đi lặp lại, không yêu cầu tư duy phức tạp.
Mất việc ồ ạt, có nên quá lo sợ?
Jack Ma cho rằng: Dù AI có thay thế nhiều công việc cũ, nhưng nó cũng tạo ra nhiều ngành nghề mới. Ví dụ, thương mại điện tử từng bị xem là mối đe dọa với bán lẻ truyền thống, nhưng riêng Tập đoàn Alibaba đã tạo ra hơn 33 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Ngày nay, nhiều người trẻ không còn vào nhà máy hay làm xây dựng mà chuyển sang giao hàng, chạy xe công nghệ, cũng là những việc làm mới phát sinh từ công nghệ.
AI được xem là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, mà mỗi cuộc cách mạng đều đi kèm sự đào thải và tái cấu trúc. Người từng giàu có trong ngành nghề truyền thống có thể trở nên tụt hậu nếu không bắt kịp xu hướng mới. Vậy, để không bị bỏ lại phía sau, mỗi người cần chuẩn bị gì?
(Ảnh minh họa)
Ba việc cần làm để không bị AI thay thế
Giữ tinh thần học hỏi liên tục
Dù ở thời đại nào, những người có năng lực học hỏi cao luôn chiếm ưu thế. Một khi công nghệ thay đổi, ai chịu học, chịu làm lại từ đầu sẽ là người trụ vững. Đừng để bản thân trở thành người chỉ biết một việc suốt đời.
Không nên an phận với hiện tại
Công việc càng dễ dàng, càng dễ bị đào thải. Khi các nền tảng mới như Hema, Dingdong, Meiriyouxian trỗi dậy trong mùa dịch, các chợ truyền thống và siêu thị là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, đừng bao giờ chủ quan. Hãy luôn quan sát và dịch chuyển sớm khi thấy xu hướng thay đổi.
Chọn ngành nghề có tính sáng tạo và khó thay thế
AI chủ yếu thay thế các công việc đơn giản, mang tính lặp lại. Những công việc sáng tạo, đòi hỏi tư duy hoặc cảm xúc vẫn sẽ cần con người, ví dụ như nhà báo, họa sĩ, nhà tâm lý học, người quản lý đội nhóm… Đó là các lĩnh vực mà máy móc khó có thể can thiệp sâu.
Xem thêm