1. Hay phàn nàn về sự bất công
Cuộc sống vốn không hoàn hảo, ai cũng từng đối mặt với những tình huống bất công hoặc không như ý. Tuy nhiên, người chỉ biết phàn nàn, oán trách hoàn cảnh mà không hành động để thay đổi, sẽ mãi giậm chân tại chỗ.
Có người trách móc số phận, thậm chí quay sang than phiền cha mẹ vì cho rằng mình không được ưu ái như người khác. Song, phàn nàn không làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Người thông minh sẽ học cách chấp nhận thực tế, chủ động tìm hướng đi mới thay vì chỉ buông lời than vãn.
Có những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến cuộc đời người ta mãi không khá lên được (Ảnh minh họa)
2. Nói năng quá thẳng thắn, không để ý cảm xúc người khác
Thẳng thắn là tốt, nhưng nếu lời nói thiếu sự khéo léo thì dễ gây tổn thương cho người khác. Trong các mối quan hệ xã hội, cách truyền đạt quan điểm quan trọng không kém nội dung của nó. Người biết tiết chế lời nói sẽ giữ được lòng người, mở rộng được mối quan hệ và dễ dàng đạt được sự tôn trọng.
Ngược lại, người quá thật thà, nói gì nghĩ nấy, dễ bị đánh giá là vô duyên, thiếu tế nhị. Sự thẳng thắn không đúng lúc, đúng chỗ có thể trở thành rào cản lớn trong cả công việc lẫn cuộc sống.
3. Thường xuyên phê phán và khinh thường người khác
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên, một số người lại thích soi mói khuyết điểm người khác để phê bình, mỉa mai. Việc coi thường, hạ thấp người khác không làm bản thân trở nên ưu tú hơn, ngược lại còn khiến họ bị xa lánh.
Người thành công thường là người biết cư xử đúng mực, biết tôn trọng sự khác biệt và dùng lời nói tích cực để khích lệ thay vì phán xét. Cư xử khéo léo, bao dung chính là chìa khóa xây dựng các mối quan hệ bền vững và mở ra cơ hội phát triển bản thân.
Người xưa dạy: “Họa từ miệng mà ra, phúc cũng từ miệng mà vào”. Lời nói là vũ khí vô hình, có thể xây dựng hoặc phá hủy một cuộc đời. Thay vì nói những lời tiêu cực, hãy học cách nói năng điềm đạm, tích cực và tôn trọng người khác, đó chính là bước đầu của trí tuệ và thành công.